Sự kiện

CHOLIMEX CHUẨN BỊ CHO VIỆC GIA NHẬP MÁI NHÀ CHUNG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC), HƯỚNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (RCEP) VÀ HIỆP ĐỊNH TPP

26/12/2014

img

Từ khi mở cửa hội nhập quốc tế sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức thương mại tự do, hiệp định thương mại khu vực… và tiến hành nhiều cuộc đàm phán thương mại song phương lẫn đa phương với các quốc gia, phù hợp xu hướng phát triển chung của Thế giới.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động bất lợi, ngoài việc biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh ngày càng gia tăng thì những xung đột lợi ích giữa các quốc gia khi toàn cầu hoá cũng ngày càng rõ rệt. Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế tương phản và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nền kinh tế đã làm ảnh hưởng đến vị thế các quốc gia, làm thay đổi cán cân thương mại của thế giới. Trung Quốc từ một nền kinh tế non trẻ nhưng với mức tăng trưởng hàng năm trên 10% trong vòng 3 thập kỉ đã biến Trung quốc thành cường quốc kinh tế, chính thức thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ và là đối thủ chính của Mỹ trong ảnh hưởng toàn cầu. Nếu như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng gồm 12 quốc gia ( Mỹ, Canada, Úc, Mexico, Chile, Niu Di Lân, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Peru, Brunie và Nhật Bản) không có Trung Quốc. Ngay lập tức Trung Quốc khởi động quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực ở châu Á Thái Bình Dương (RCEP) gồm Asean + 6 ( Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và Niu Di Lân). Đây là tổ chức thương mại tự do lớn nhất gồm 16 quốc gia, với tổng giá trị thương mại chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu theo ước tính lên tới 17.600 tỷ USD, tương đương với tổng giá trị thương mại trong khối hiệp định mậu dịch Châu Á – Thái Bình Dương (TPP).

Đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán cả 2 kênh nêu trên cho thấy sự nỗ lực và tận dụng cơ hội của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế. Khi tham gia các tổ chức thương mại tự do nói trên hàng rào thuế quan hàng hóa các nước thành viên trong khu vực sẽ cắt giảm còn 0%, hàng hóa tự do lưu thông. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cholimex nói riêng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên lãnh thổ của mình. Nhận thức điều này ngay từ năm 2012 lãnh đạo Công ty TNHH MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) đã có sự chuẩn bị cho cuộc gia nhập mang tính chất lịch sử này của Việt Nam cũng như Công ty Cholimex. Sự chuẩn bị hội nhập của Công ty Cholimex được thực hiện đa dạng toàn diện trên nhiều lĩnh vực, bao gồm:

1- Xây dựng bộ hệ nhận diện: màu sắc nhận diện chính của Cholimex là màu xanh, trắng và xám.


Bảng hiệu ngoài trời của Cholimex

Logo của Cholimex

2- Địa chỉ Website: Cholimex.com.vn; Cholimex.net

Địa chỉ website gồm 2 tên miền .com.vn và .net giúp khách hàng dễ tương tác với Cholimex qua trang điện tử.

3- Văn hóa doanh nghiệp:

Xây dựng tính kỷ luật, tác phong làm việc, xây dựng văn hóa chào cờ thứ hai hàng tuần, văn hóa đọc sách thông qua các cuộc thi giới thiệu sách hay định kì hàng tháng. Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy các nét đẹp truyền thống của Công ty Cholimex như tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoạt động xã hội, hiến máu nhân đạo, trao tặng nhà tình nghĩa, câu lạc bộ hưu trí…

4- Tổ chức bộ máy:

Thực hiện tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý theo hướng tinh, gọn, hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, chuyên môn hóa và xây dựng hệ thống thang bảng lương, chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực gi��i, nhiệt tình, có đóng góp thật sự cho doanh nghiệp.

5- Bồi dưỡng và đào tạo:

Thường xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng và đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác cho đội ngũ chuyên viên và cán bộ quản lý các cấp trên các lĩnh vực: Marketing, xây dựng thương hiệu, giám đốc kinh doanh…

6- Đãi ngộ nhân tài

Có chế độ đãi ngộ xứng đáng để thu hút người tài, người giỏi. “Người tài ơi, đang ở đâu? Cholimex đang mời bạn ” là câu khẩu hiệu xuyên suốt trong quá trình phát triển của Cholimex trước và sau khi cổ phần hóa.

• Nghiên cứu yếu tố bên ngoài:

1- Nghiên cứu luật pháp, văn hóa và tiêu chuẩn hàng hóa các thành viên trong khu vực.

Luật pháp và văn hóa là yếu tố quan trọng quyết định sự thâm nhập hàng hóa nước ngoài vào một quốc gia, đó là yếu tố tiên quyết bên cạnh yếu tố nhu cầu người dân. Do đó, muốn phát triển thành công, mở rộng thị trường thì mỗi doanh nghiệp nói chung và Cholimex nói riêng cần có một bộ phận nghiên cứu thị trường am hiểu luật pháp, văn hóa và nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của người bản địa để có những mặt hàng và chính sách xâm nhập phù hợp.

2- Nghiên cứu các đối thủ có thể cạnh tranh với Cholimex trong tương lai

Ngoài việc nghiên cứu văn hóa, luật pháp và nhu cầu của người tiêu dùng thì Công ty Cholimex cũng xác định việc nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh là công việc hết sức quan trọng. Phải xác định được đối thủ cạnh trạnh, từ đó xác định được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cũng như chính mình để có chính sách cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.

Để thành công trong giao thương khu vực ASEAN, TPP, hay RCEP hoặc một tổ chức mậu dịch tự do nào khác thì đòi hỏi các Doanh nghiệp nói chung và Công ty Cholimex nói riêng phải luôn nỗ lực cải tiến để đáp ứng các tiêu chuẩn của thành viên trong khu vực. Xem áp lực cạnh tranh là bạn đồng hành trên còn đường phát triển. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng để hội nhập sau cổ phần hóa chắc chắn Cholimex sẽ gặt hái nhiều thành công rực rỡ và phát triển ổn định, bền vững.